Mục tiêu, chuẩn đầu ra CTĐT ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử 2022

Thứ ba - 23/08/2022 09:19
Mục tiêu chung của chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là cung cấp cho người học môi trường đào tạo tốt nhất để họ hình thành và phát triển toàn diện về thế giới quan, nhân sinh quan, phẩm chất chính trị, đạo đức, trách nhiệm, năng lực nhận thức, đánh giá và ứng dụng tri thức chuyên môn cũng như các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản để đạt được thành công trong lĩnh vực cơ khí, cơ điện tử và các lĩnh vực khác liên quan, đáp ứng nhu cầu của xã hội

Kiến thức

- CĐR1: Hiểu biết về thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn; có khả năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng một cách logic và tích cực.
- CĐR2: Hiểu biết và vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, chính trị, pháp luật vào các vấn đề thực tiễn.
- CĐR3: Nắm vững kiến thức giáo dục An ninh - Quốc phòng và năng lực thể chất.
- CĐR4: Có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT BGDĐT-BTTTT).
- CĐR5: Sử dụng ngoại ngữ đạt trình độ tối thiểu tương đương bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (theo thông tư Số: 01/2014/TT-BGDĐT).
- CĐR6: Áp dụng được kiến thức cơ sở về cơ học, đo lường… để giải các bài toán kỹ thuật.
- CĐR7: Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các phần tử truyền động cơ khí, thủy lực, khí nén, điện, điện tử và điều khiển logic trong thực tế.
- CĐR8: Xây dựng được nguyên lý hoạt động, quản lý, vận hành một hệ thống CĐT ứng dụng trong Robot, máy công nghiệp và dân dụng.
- CĐR9: Tính toán thiết kế được kết cấu cơ khí của các hệ thống CĐT ứng dụng trong Robot, máy công nghiệp và dân dụng.
- CĐR10: Tính toán thiết kế được hệ điều khiển của các hệ thống CĐT bằng role, PLC, vi điều khiển…; điều khiển và giám sát hệ thống, hệ SCADA và mạng truyền thông công nghiệp, hệ thống điều khiển ứng dụng trong Robot, máy công nghiệp và dân dụng.
 - CĐR11: Phân tích được kỹ thuật lập trình điều khiển Robot trong sản xuất công nghiệp.

Kỹ năng

Kỹ năng cứng
- CĐR12: Đọc và thiết kế được bản vẽ kỹ thuật; Sử dụng thành thạo các phần mềm: CAD, Matlab, Visual basic, C++, phần mềm lập trình PLC và vi xử lý….
- CĐR13: Sử dụng được các phương thức điều khiển: Lập trình PLC, vi điều khiển, robot, các loại cảm biến, mạng truyền thông công nghiệp.
- CĐR14: Khai thác, quản lý, vận hành được các hệ thống CĐT ứng dụng trong Robot, máy công nghiệp và dân dụng.
- CĐR15: Bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống CĐT ứng dụng trong Robot, máy công nghiệp và dân dụng.
- CĐR16: Tư vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực cơ điện tử.
Kỹ năng mềm
- CĐR17: Tính toán, lập báo cáo, thuyết trình, phản biện, tổ chức công việc cá nhân; lập kế hoạch, điều phối công việc khi làm việc nhóm.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm

- CĐR18: Nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học tập và học tập suốt đời; có khả năng tự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- CĐR19: Có khả năng quản lý công việc, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; khả năng tự định hướng để phát triển sự nghiệp.
CĐR20: Có phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, tuân thủ nội quy, quy định pháp luật và các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp; có trách nhiệm với công việc, tập thể và xã hội.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Giới thiệu về bộ môn Công nghệ Ô tô

1. Giới thiệu chung Bộ môn Ô tô trực thuộc Khoa Cơ khí, được thành lập năm 2021. Bộ môn Ô tô là đơn vị đào tạo và nhiên cứu khoa học trong lĩnh vực ô tô như: Ô tô tự hành; Ô tô điện; Ô tô sử dụng nhiên liệu sạch; Nhiên liệu mới cho động cơ đốt trong; Cơ điện tử trên ô tô; Ô tô thông minh;… Các kỹ...

Thăm dò ý kiến

Học Khoa Cơ khí có gi?

Thống kê
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay481
  • Tháng hiện tại2,656
  • Tổng lượt truy cập51,213
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây