Giới thiệu về bộ môn Cơ điện tử

 1. Giới thiệu chung

Năm 2018: Thành lập bộ môn Cơ Điện Tử
Bộ môn Cơ Điện Tử là đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học lĩnh vực Cơ Điện Tử-là một ngành kỹ thuật hiện đại có nền tảng khoa học là phần giao thoa của các ngành cơ khí, ngành điện-điện tử, và ngành khoa học máy tính.
Các kỹ sư, cơ điện tử có khả năng thiết kế, phát triển, thử nghiệm và vận hành các hệ thống cần sự tích hợp của các phần tử cơ khí, phần tử điện-điện tử, và được điều khiển bởi giải thuật được chương trình hoá trên các thiết bị logic lập trình được.
Một số ví dụ về hệ thống cơ điện tử: robot công nghiệp, xe tự hành, máy in 3D, hệ thống smarthome, hệ thống MPS,…
Bộ môn CDT
Tập thể thầy cô bộ môn Cơ điện tử
2. Chương trình đào tạo
Các chuyên ngành đào tạo:
Chuyên ngành Trình độ
Công nghệ kỹ thuật CĐT Kĩ sư

3.  Mục tiêu của chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ Điện tử của Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp được thiết kế theo định hướng ứng dụng nhằm trang bị cho sinh viên có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp để phân tích, thiết kế, giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp, sử dụng các công cụ, phần mềm, thiết bị và kỹ thuật hiện đại. Đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực ngành CNKT Cơ điện tử chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp sẽ có định hướng nghề nghiệp rõ ràng cũng như khả năng tự học, đổi mới sáng tạo, khả năng giao tiếp, tư duy khởi nghiệp và tuân thủ trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.
 
4. Chuẩn đầu ra của chương trình
PLO1: Áp dụng kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, pháp luật trong bối cảnh của tổ chức, doanh nghiệp.
PLO2: Vận dụng kiến thức cơ sở ngành để giải quyết các vấn đề chuyên môn cơ bản trong ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử.
PLO3: Vận dụng kiến thức ngành để giải quyết các vấn đề chuyên môn trong hoạt động nghề nghiệp của ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
PLO4: Ứng dụng các phần mềm chuyên ngành và những thành tựu mới về khoa học công nghệ trong hoạt động chuyên môn của nghành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.

PLO5.1 Định hướng đào tạo: Hệ thống cơ điện tử (Modul 1)
PI5.1.01. Có khả năng hình thành ý tưởng thiết kế cho máy tự động hóa và dây truyền sản xuất thông minh.
PI5.2.01. Có khả năng thiết kế và lập trình được chương trình điều khiển cho máy tự động hóa và dây truyền sản xuất thông minh.
PI5.3.01. Làm chủ được quá trình chế tạo, lắp đặt, hiệu chỉnh máy tự động hóa và dây truyền sản xuất thông minh.

PLO5.2 Định hướng đào tạo: Kỹ thuật robot (Modul 2)
PI5.1.02. Có khả năng hình thành ý tưởng thiết kế robot.
PI5.2.02. Có khả năng thiết kế và lập trình được chương trình điều khiển cho robot.
PI5.3.02. Làm chủ được quá trình chế tạo, lắp đặt, hiệu chỉnh robot.

PLO5.3 Định hướng đào tạo: Hệ thống cơ điện tử trên ô tô (Modul 3)
PI5.1.03. Có khả năng hình thành ý tưởng thiết kế  hệ thống cơ điện tử ứng dụng trên ô tô.
PI5.2.03. Có khả năng thiết kế và lập trình được chương trình điều khiển cho hệ thống cơ điện tử ứng dụng trên ô tô.
PI5.3.03. Làm chủ được quá trình chế tạo, lắp đặt, hiệu chỉnh hệ thống cơ điện tử ứng dụng trên ô tô
PLO6: Có kỹ năng làm việc độc lập, phản biện, tự định hướng, thích nghi trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
PLO7: Có khả năng sử dụng ngoại ngữ Tiếng Anh vào các hoạt động/lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử (đạt bậc 3/6 Khung năng lực NN Việt Nam)
PLO8: Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả; làm việc nhóm trong các hoạt động công tác chuyên môn.
PLO9: Lập kế hoạch công việc, tổ chức, giám sát, đánh giá,quản lý, truyền đạt, phổ biến các kiến thức về lĩnh vực Cơ điện tử để khởi nghiệp và kinh doanh thành công;
PLO10: Nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học tập và học tập suốt đời cũng như tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp 

5. Danh sách cán bộ đương nhiệm
Trưởng bộ môn:
TS. Phạm Trung Thiên

Email: [email protected]
 
TS. Phạm Trung Thiên
Trưởng BM

Giảng viên
TS. Hoàng Anh Tuấn
Giảng viên, Phó Trưởng phòng đào tạo
PGS.TS. Nguyễn Hữu Quang
GVCC, Phó hiệu trưởng nhà trường
Ths. Nguyễn Thị Khánh Huyền
Giảng viên
Ths. Nguyễn Tiến Dũng
Giảng viên
Ths. Nguyễn Mạnh Hà
Giảng viên
.Ths. Nguyễn Thùy Dung
Giảng viên
KS. Đặng Văn Hoàn
Kỹ thuật viên
KS. Nguyễn Văn Tỉnh
Kỹ thuật viên
KS. Nguyễn Ngọc Thể
Kỹ thuật viên
                                                          

Thăm dò ý kiến

Học Khoa Cơ khí có gi?

Thống kê
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay144
  • Tháng hiện tại5,687
  • Tổng lượt truy cập73,511
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây