1. Giới thiệu chung
Bộ môn Công nghệ chế tạo máy, tiền thân là tổ chuyên môn Công nghệ chế tạo máy thuộc Khoa Cơ khí, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp được thành lập vào năm 2018. Đến nay, bộ môn Công nghệ chế tạo máy có 12 cán bộ, giảng viên bao gồm 04 Tiến sĩ, 01 Nghiên cứu sinh, 07 Thạc sĩ sư đảm nhận nhiệm vụ giảng dạy các môn học cơ sở chế tạo máy cho các ngành liên quan như Kỹ thuật cơ khí, Cơ điện tử, các môn học thuộc chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy và các chuyên ngành khác như Kỹ thuật điện, Công nghê may.
Ngoài nhiệm vụ chính là đào tạo, tư vấn khoa học cho Khoa Cơ khí và Trường. Các giảng viên thuộc bộ môn cũng đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp: Nhà nước, Bộ và Trường. Hàng năm nhiều công trình khoa học của các giảng viên thuộc bộ môn được công bố trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước.
Bộ môn chế tạo máy là đơn vị chủ quản ngành Công nghệ chế tạo máy, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp đào tạo kỹ sư, cử nhân công nghệ chế tạo máy. Ngành công nghệ chế tạo máy có vai trò tham gia trong hoạt động sản xuất thực tế, nơi các kỹ sư công nghệ chế tạo máy tham gia việc tính toán thiết kế, chế tạo và vận hành hoạt động của các sản phẩm (cơ khí), đồng thời tối ưu hóa quá trình sản xuất đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế nhất có thể. Ngành này phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí…
Tập thể thầy cô bộ môn Công nghệ chế tạo máy
2. Chương trình đào tạo
Chuyên ngành |
Trình độ |
Công nghệ chế tạo máy |
Kĩ sư |
Kỹ thuật Cơ khí |
Thạc sĩ |
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy cung cấp cho sinh viên kỹ năng thiết kế chế tạo máy và chi tiết máy, hệ thống sản xuất và các loại sản phẩm là thiết bị phục vụ nền kinh tế quốc dân và cộng đồng; kỹ năng tự tổ chức thực hiện các quá trình gia công, sản xuất chi tiết máy và máy, từ khâu chuẩn bị đến gia công, chế tạo ra thành phẩm; kỹ năng quản lý, điều hành các quá trình gia công, điều hành hệ thống sản xuất cơ khí và hệ thống sản xuất công nghiệp có liên quan; kỹ năng về vận hành thiết bị, bảo quản, bảo dưỡng máy móc, thiết bị…
Ngoài ra, người học còn được trang bị kỹ năng thu thập xử lý thông tin, phân tích cách yêu cầu, giới hạn mục tiêu thiết kế qua các điều kiện ràng buộc; kỹ năng tìm lời giải qua các bước phân tích và các công cụ hỗ trợ… để có thể đáp ứng yêu cầu công việc của kỹ sư chế tạo máy sau khi tốt nghiệp.
3. Mục tiêu của chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí nhằm đào tạo kỹ sư Công nghệ cơ khí có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có tư duy thực hành cơ bản, có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí.
4. Chuẩn đầu ra
Kiến thức chung
PLO1: Áp dụng được kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị, pháp luật, khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề của ngành trong bối cảnh của tổ chức, doanh nghiệp.
Kiến thức chuyên môn
PLO2: Áp dụng được kiến thức cơ sở ngành để giải quyết các vấn đề chuyên môn cơ bản trong công nghệ kỹ thuật Cơ khí
PLO3: Áp dụng được kiến thức ngành để giải quyết các vấn đề chuyên sâu, cụ thể trong hoạt động nghề nghiệp của công nghệ kỹ thuật cơ khí.
PLO4: Xây dựng được quy trình công nghệ gia công phù hợp cho các chi tiết cơ khí phức tạp trên máy CNC
Kỹ năng chung
PLO5: Hình thành được kỹ năng phản biện, phê phán và tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp để phát triển sự nghiệp trong ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí.
PLO6: Giao tiếp hiệu quả bằng nhiều hình thức trong công việc chuyên môn công nghệ kỹ thuật cơ khí
PLO7: Có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.
PLO8: Vận dụng công nghệ thông tin cơ bản nhằm đáp ứng yêu cầu công việc.
PLO9: Sử dụng ngoại ngữ Tiếng Anh đáp ứng yêu cầu công việc (đạt bậc 3/6 Khung năng lực NN Việt Nam)
Kỹ năng chuyên môn
PLO10: Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành trong hoạt động chuyên môn của ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí
PLO11: Sử dụng thành thạo các công cụ, thiết bị, máy móc, hệ thộng sản xuất tự động chuyên dùng để gia công các chi tiết máy, cụm máy.
PLO12: Làm chủ công nghệ mới trong thiết kế cơ khí và các hệ thống sản xuất tự động.
PLO13: Làm chủ được quá trình gia công các chi tiết cơ khí phức tạp trên máy CNC.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
PLO14: Đáp ứng được yêu cầu về khả năng làm việc độc lập, quản lý công việc hiêu quả và tuân theo các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động công tác chuyên môn.
PLO15: Đáp ứng yêu cầu tự học và học tập suốt đời.
5. Danh sách cán bộ đương nhiệm
TS. Nguyễn Văn Mùi
Trưởng bộ môn - Giảng viên
|
TS. Nguyễn Thành Huân
Trưởng Khoa Cơ khí, Phụ trách khoa - Giảng viên
|
TS. Phạm Vũ Dũng
GVCC, Phó bí thư, phụ trách chi bộ, Phó trưởng khoa
|
Ths. Dương Hải Nam
Phó trưởng BM-GVC
|
Ths. Đặng Văn Hòa
Giảng viên
|
Ths. Nguyễn Văn Trúc
GVC
|
TS. Triệu Quý Huy
Giảng viên
|
Ths. Vũ Hoài Anh
Giảng viên
|
Ths. Trần Văn Mạnh
Giảng viên
|
Ths. Lê Huỳnh Đức
Giảng viên
|
KS. Lê Văn Tiến
Giảng viên
|
Ths. Trần Ánh Viên
Giảng viên
|